Những mặt sân phổ biến trong bóng đá

Bóng đá được mệnh danh là môn thể thao vua, là môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới. Với chỉ một khoảng không gian bằng phẳng với số người từ 2 trở lên, bạn đã có thể chơi bóng đá. Ở cấp độ chuyên nghiệp hơn, các mặt sân thi đấu cũng được quy định khác nhau.

Mặt sân cỏ tự nhiên 

Sân cỏ tự nhiên hiện nay được chia làm hai loại: Sân cỏ tự nhiên với nền đất mềm, xốp và sân cỏ tự nhiên với nền đất cứng.

Trong hầu hết các sân bóng 11 người cấp độ chuyên nghiệp ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, sân cỏ tự nhiên trên nền đất mềm, xếp đang được ưu tiên sử dụng. Nền đất mềm sẽ giúp giảm chấn khi các cầu thủ tiếp đất, đồng thời cũng hạn chế tối đa chấn thương bởi bóng đá là môn thể thao đối kháng và thường xuyên xảy ra va chạm.

Bề mặt của cỏ tự nhiên cộng thêm nền đất mềm sẽ giúp hãm bớt độ nảy, độ xoáy của trái bóng khi tiếp đất. Các cầu thủ có thể dễ dàng kiểm soát bóng hơn nhờ điều này. Bên cạnh đó, các cầu thủ có thể thoải mái thực hiện động tác xoạc bóng hay trượt cỏ ăn mừng với độ êm ái khá cao.

Đổi lại những ưu điểm đó, mặt cỏ tự nhiên tốn nhiều thời gian chăm sóc, với chi phí đầu tư và bảo dưỡng đều cao. Công việc này phải làm thường xuyên để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Trong khi đó, mặt sân cỏ tự nhiên trên nền đất cứng thường xuất hiện nhiều ở các giải đấu cấp thấp hơn, ví dụ như các sân phong trào. Nền đất cứng có một ưu điểm là những bước chạy sẽ phần nào nhẹ nhàng hơn.

san co tu nhien yeu cau rat cao o khau cham soc

Sân cỏ tự nhiên yêu cầu rất cao ở khâu chăm sóc

Xem thêm: Những điều kiện cho một sân bóng đá 11 người đạt tiêu chuẩn là gì?

Mặt sân cỏ nhân tạo 3G (lót hạt cao su)

Khi chi phí đầu tư và chăm sóc mặt sân cỏ tự nhiên quá tốn kém, mặt sân cỏ nhân tạo đã ra đời. Đây là loại cỏ cứng bằng nhựa, chỉ tốn chi phí đầu tư ban đầu và sử dụng được rất lâu, bảo dưỡng tốn rất ít công sức. Mặt cỏ này cực kì phổ biến ở bóng đá sân 5, sân 7 hay các sân phủi, sân bóng phong trào nói chung.

Do cỏ nhân tạo cứng, người ta sẽ phải rải một lớp cao su lên bề mặt để tạo sự êm ái nhất định, cũng như có tác dụng tăng độ bám cho trái bóng. Mặc dù vậy, bạn vẫn sẽ gặp vết thương ngoài da nếu ngã trên nền cỏ rải cao su này. Đương nhiên, mặt sân này cũng sẽ ẩn chứa nhiều nguy cơ chấn thương hơn so với sân cỏ tự nhiên.

Mặt sân cỏ nhân tạo 2G (rải cát)

Mặt sân cỏ nhân tạo rải cát ra đời sau loại mặt sân cỏ nhân tạo rải cao su, với mục đích hạn chế những nhược điểm mà nó gây ra. Nó không có nhiều khác biệt so với sân cỏ nhân tạo 3G. Tuy nhiên sân cỏ nhân tạo 2G ít phổ biến hơn. Khi trời mưa, mặt sân sẽ khá bẩn và tạo cảm giác khó chịu cho người thi đấu.

mat san co nhan tao thuong gap

Mặt sân cỏ nhân tạo thường gặp

Mặt sân gỗ

Mặt sân gỗ chủ yếu dùng cho bóng đá trong nhà, hay còn gọi là futsal. Đây là điều kiện phù hợp cho trái bóng cỡ 4 trong môn futsal. Đây là bộ môn chú trọng vào kỹ năng xử lý bóng của cầu thủ, và họ sẽ ít gặp chấn thương khi ngã xuống sân. Tuy nhiên, do mặt sân rất phẳng nên bóng sẽ lăn nhanh hơn so với trên cỏ. Kích thước sân futsal cũng bị thu hẹp nên cường độ thi đấu cũng sẽ cao hơn.

Xem thêm: Sân bóng đá lớn nhất thế giới và những thông tin có thể bạn chưa biết

Bongda Soha là điểm đến của những người đam mê bóng đá! Theo dõi ngay để không bỏ lỡ những sự kiện độc quyền trong giới!

Open this in UX Builder to add and edit content

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Left Banner
Right Banner