Bàn thắng không được công nhận nếu bóng phát nổ trên đường vào khung thành
Bóng bay vào lưới vẫn không được công nhận
Những người đưa ra điều luật này tin rằng có thể quả bóng sẽ không ở trong tình trạng nguyên vẹn khi bay vào khung thành. Nếu quả bóng không còn nguyên vẹn, trận đấu phải tạm dừng để thay bóng mới.
Trong lịch sử tại sân chơi Champions League, có một tình huống rất hy hữu khi bóng nổ nhưng bàn thắng vẫn được công nhận. Có lẽ vì trong tình huống đó bàn thắng không được công nhận, cầu thủ mới biết luật này tồn tại.
Xem thêm: 5 điều luật thú vị trong bóng đá mà có thể bạn không biết tới sự tồn tại của nó – Phần 1
Ăn mừng không hợp lệ vẫn phải nhận thẻ vàng nếu bàn thắng không được công nhận
Rất nhiều cầu thủ đã nhận những án phạt do ăn mừng quá khích
Nếu bạn ghi bàn xong cởi áo ăn mừng nhưng VAR từ chối bàn thắng, bạn vẫn sẽ phải nhận thẻ vàng và có tên trong biên bản trận đấu vì hành động ăn mừng không hợp lệ.
Lý giải cho điều luật này, nhiều chuyên gia đã giải thích: dù bàn thắng bị từ chối nhưng ảnh hưởng của hành động ăn mừng tới khán giả vẫn y nguyên so với khi bàn thắng được công nhận. Vậy nên, các bạn cầm kiềm chế cảm xúc để không có những tình huống ăn mừng thái quá dẫn đến phải nhận thẻ.
Trước khi bắt đầu trận đấu, cầu thủ vẫn có thể nhận thẻ đỏ
Trọng tài có thể rút thẻ đỏ cho cầu thủ cả trong và ngoài sân
Bất kể là ở trong đường hầm hay khi khởi động, khi cầu thủ có những hành động quá đáng nào đó trước khi trận đấu bắt đầu, trọng tài hoàn toàn có thể rút thẻ đỏ và truất quyền thi đấu của họ.
Hành vi xấu có thể là: xúc phạm trọng tài hoặc đồng nghiệp, có hành động bạo lực với CĐV. Tháng 11 năm 2017, danh thủ Patrice Evra khi thi đấu cho Marseille (Pháp) đã tung một cú đá kung-fu vào CĐV trong lúc đang thực hiện màn khởi động trước trận. Trọng tài lập tức rút thẻ đỏ và Evra không thể tham dự trận đấu đó.
Hai đội bóng phải đồng đều về số lượng nhân sự trong loạt đá penalty
Số người thực hiện loạt luân lưu của 2 đội phải bằng nhau
Nếu trong 120 phút chính thức, đội A có một cầu thủ bị đuổi khỏi sân thì đội này chỉ còn 10 cầu thủ được đá luân lưu. Đội B, dù không ai dính thẻ đỏ, cũng chỉ được phép có 10 người đá. Điều này nghĩa là 1 cầu thủ đội B không được quyền đá luân lưu.
Ở chung kết World Cup 2006 giữa Pháp và Italy, huyền thoại Zidane (Pháp) bị đuổi trong hiệp phụ và tiền vệ Gennaro Gattuso là cầu thủ Italy bị “truất quyền” đá luân lưu.
Trận đấu vẫn có thể bắt đầu với chỉ 14 cầu thủ trên sân
Nếu trên sân chỉ còn 14 cầu thủ trận đấu vẫn có thể tiếp tục
Theo quy định, một trận đấu bóng đá sẽ có 2 đội, mỗi đội 11 cầu thủ được phép thi đấu trên sân. Nhưng nếu trước trận đấu, đội của bạn đột nhiên gặp vấn đề kỹ thuật, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu trận đấu chỉ với 7 cầu thủ, con số tối thiểu để bắt đầu trận đấu.
Luật này cũng đồng nghĩa một đội chỉ được phép nhận tối đa 4 thẻ đỏ trong một trận. Khi cầu thủ thứ 5 bị đuổi, trận đấu tự động khép lại và phần thắng được tính cho đội còn lại. Lưu ý, luật này không áp dụng với cầu thủ dự bị và trong trường hợp hy hữu là cả băng ghế dự bị đều bị nhận thẻ đỏ, trận đấu vẫn được tiếp tục bình thường.
Xem thêm: Luật thay người ra đời và thay đổi thế nào
Hành trình tìm kiếm bí mật bóng đá: Bongda Soha là đối tác đồng hành đáng tin cậy, giúp bạn cập nhật những thông tin mới nhất hằng ngày!
Open this in UX Builder to add and edit content