Trong kỷ nguyên hiện đại, khi những sân vận động khổng lồ và tráng lệ ngày một nhiều, thế giới vẫn không ngừng ngạc nhiên trước sự hiện hữu của những sân bóng đá có kiến trúc được thiết kế độc đáo đến khó tin.
Borisov Arena
Khi ngắm nhìn từ xa, sân vận động của FC BATE Borisov ở Belarus gây ấn tượng như một tổ chim với những đốm tròn độc đáo trên mái. Được thiết kế bởi OFIS Arhitekti, sân vận động này đáp ứng các tiêu chuẩn của UEFA và có sức chứa khoảng 13.000 khán giả.
Thiết kế dạng đốm độc đáo của Borisov Arena
Bề ngoài của sân được làm từ nhôm, với thiết kế lấy cảm hứng từ cấu trúc của tế bào sống, nổi bật với những đốm tròn trên bề mặt. Điểm đặc biệt của sân vận động là hình dáng tròn, giúp mọi khán đài đều có tầm nhìn như nhau, tăng sự cuồng nhiệt của các CĐV trong mỗi trận đấu. Bao quanh sân là khu vực quảng trường đi bộ rộng lớn, với diện tích khoảng hơn 900m vuông.
Soccer City
Được xây dựng nhằm phục vụ FIFA World Cup 2010, lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức ở Châu Phi, sân vận động Soccer City là một biểu tượng văn hóa hiện đại của lục địa đen. Công ty thiết kế Populous đã đối mặt với thách thức lớn: tạo ra một sân vận động mới không chỉ biểu trưng cho văn hóa châu Phi mà còn tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu của FIFA. Công trình là sự cải tạo một sân vận động cũ, với việc cân bằng giữa việc bảo tồn cũ và xây dựng mới.
Soccer City trở nên nổi tiếng sau World Cup 2010
Mặt đứng của sân được tạo nên từ hệ thống che phủ đặc biệt, cấu trúc được làm từ các tấm sợi xi măng, có thể sản xuất từ vật liệu địa phương, mang lại dấu ấn văn hóa châu Phi đặc trưng. Lớp vỏ này còn được thiết kế với các ô mở để tăng cường thông gió tự nhiên. Vào ban đêm, khi được chiếu sáng, lớp vỏ trở nên lấp lánh như bầu trời đầy sao.
Xem thêm: Top các sân bóng đá “dị” nhất thế giới
SVĐ Quốc gia Bắc Kinh (Tổ chim)
Thiết kế chính bởi Herzog & de Meuron, một trong những văn phòng kiến trúc hàng đầu thế giới, cùng với sự hợp tác của nghệ sĩ Ai Wei Wei, Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh đã trở thành một trong những sân vận động nổi tiếng nhất trên thế giới. Công trình này – thường được gọi là Tổ chim vì cấu trúc khung sắt lõm phức tạp và đẹp mắt, được xây dựng phục vụ cho Thế vận hội mùa hè 2008.
Sự “chằng chịt” tạo nên cái tên Tổ chim
Mặc dù mang tên Tổ chim, nhưng ý tưởng thiết kế của sân vận động lại xuất phát từ nghệ thuật đồ gốm truyền thống của Trung Quốc. Hình dạng tròn của sân vận động tượng trưng cho thiên đường, trong khi khu vực hình vuông lân cận tượng trưng cho Trái Đất theo quan niệm của Trung Quốc. Sân dài 320m, cao gần 70m và có sức chứa gần 100.000 người. Toàn bộ cấu trúc được xây dựng từ hệ thống khung thép đan chéo phức tạp, làm nổi bật sự tinh tế và độc đáo trong thiết kế kiến trúc.
Oita Bank Dome
Một trong những địa điểm tổ chức World Cup 2002, The Oita Bank Dome, là tác phẩm của kiến trúc sư nổi tiếng người Nhật Bản – Kisho Kurokawa. Sân vận động này còn được gọi là “Big Eye” do mái che hình bầu dục của nó có khả năng mở và đóng giống như một con mắt khổng lồ. Mái che của sân lơ lửng trên cao và được làm bằng chất liệu titan, tạo nên sự liên tưởng tới một đĩa bay.
Oita Bank Dome như chiếc đĩa bay trên đảo Kyushu
Các tấm Teflon, vật liệu nhẹ hơn thủy tinh và có độ bền sức kéo cao, được sử dụng để làm mái che của sân vận động, giúp nó chịu được mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Sân vận động này đã được bình chọn là “Best Arena Design on the Planet” (Thiết kế Sân vận động xuất sắc nhất toàn cầu) vào năm 2001 bởi Architecture Week.
Xem thêm: Wembley – sân nhà của tuyển Anh và những điều bạn chưa biết – phần 2
Khám phá tất tần tật về bóng đá bằng cách theo dõi Bongda Soha mỗi ngày. Chúng tôi đảm bảo sẽ cung cấp cho bạn những thông tin mới một cách nhanh và chính xác nhất.
Open this in UX Builder to add and edit content