Bóng đá là môn thể thao vua và chiếm được cảm tình của nhiều người hâm mộ trên thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về nguồn gốc, xuất xứ của quả bóng đá đầu tiên từng xuất hiện trong lịch sử.
Quả bóng đá ra đời khi nào?
Theo nhiều tài liệu ghi chép và được truyền lại đến nay, lịch sử của quả bóng đá đã có mặt từ vài thế kỷ trước công nguyên đến tầm 200 năm sau công nguyên. Thời điểm đó, người ta nhồi các thứ linh tinh vào da của loài động vật và làm nên quả bóng. Cũng theo ghi chép của các nhà sử gia, Trung Quốc, Hy Lạp, Rome và Ai Cập thì các quả bóng hình cầu đều có phần giống nhau. Vật liệu được sử dụng đầu tiên để tạo ra quả bóng đá là bàng quang lợn và nó cũng được công nhận rằng là quả bóng hơi đầu tiên.
Những quả bóng sơ khai
Những quả bóng từ thời sơ khai
Tuy nhiên, những quả bóng đầu tiên trong lịch sử loài người đều không tròn. Vì vậy, quỹ đạo mà nó tạo ra thường không đúng ý của người chơi. Đến năm 1855, Charles Goodyear đã sáng chế ra quả bóng đá bằng chất liệu cao su đầu tiên bằng cách ghép các mảnh vụn lại giống như quả bóng rổ.
Sau đó năm 1862, H.J. Lindon đã chế ra quả bóng cao su mà có thể thổi hơi vào được. Thế là quả bóng tròn và đá chính xác hơn. Nhưng mà nó vẫn dễ bị xì hơi và khó có thể đá hết trận bóng.
XEM THÊM: Tại sao một hiệp thi đấu bóng đá lại có thời gian 45 phút?
Tiêu chuẩn cho quả bóng đá
Tới năm 1872, hiệp hội bóng đá Anh (English Football Association) đã chính đề ra các tiêu chuẩn cho một quả bóng đá, sử dụng kích cỡ và trọng lượng gần giống với kích thước của quả bóng làm từ bàng quang lợn ngày xưa. Năm 1900, bóng đá được chơi ở khắp nơi và đòi hỏi quả bóng phải được làm chất lượng hơn để tránh bị hỏng. Các nhà sản xuất bóng cũng từ đó ra đời và quả bóng thủ công thường được làm ra bằng việc khâu 18 miếng lục giác lại với nhau để có 1 quả bóng tròn. Để tránh tình trạng xì hơi và tăng tuổi thọ, ở các khe hở giữa các mối ghép, người ta đã nhét quả bóng cao su vào trong trước khi bơm lên.
Quả bóng dùng cho môn bóng đá đã thay đổi qua từng năm
Đến World Cup đầu tiên năm 1930 ở Argentina và Uruguay thì người ta mới nâng cấp nó lên tầm cao mới. Người ta thử nhiều vật liệu khác nhau để tăng cường độ bền cho quả bóng. Đến năm 1951 thì người ta chủ yếu dùng bóng màu trắng vì nó đẹp, ưa nhìn hơn. Lúc nào trời có tuyết thì dùng bóng màu da cam.
Năm 1960, các nhà sản xuất bóng trên thế giới đã loại bỏ da động vật và thay thế bằng nhựa tổng hợp để làm vỏ bóng. Với vật liệu mới này giúp quả bóng đá bền hơn, không thấm nước và đá chính xác hơn.
Sau đó số mảnh ghép của quả bóng đá được tăng số lượng lên thành 20 miếng lục giác và 12 miếng có hình ngũ giác để làm thành một hình cầu hoàn hảo. Các miếng có màu đen được ghép vào là để cầu thủ nhìn thấy và kiểm soát được độ xoáy của quả bóng.
XEM THÊM: Trái bóng đạt tiêu chuẩn là như thế nào?
Hãy cùng với Bongda Soha đón xem các thông tin nóng hoặc các thay đổi nào trong thế giới bóng đá!
Open this in UX Builder to add and edit content