Em bé tử vong vì nhiễm virus từ chim bồ câu

Một trường hợp hiếm gặp ở Australia khi bệnh nhân qua đời sau khi nhiễm phải loại virus thường chỉ gây ảnh hưởng ở loài chim bồ câu. Đáng nói, trường hợp của cô bé là lần thứ 5 có người qua đời vì loại virus này.

Sự kiện gây rúng động tại Australia

Tại Australia gần đây đã ghi nhận một sự kiện đau lòng khi một bé gái chỉ mới hai tuổi đã qua đời do nhiễm một loại virus hiếm, thường chỉ gặp ở các loài chim như bồ câu. Đây là trường hợp tử vong thứ năm trên toàn cầu vì virus này. Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) vào ngày 7/12, bé gái này đã phải nhập viện tại Bệnh viện Prince of Wales ở Randwick, New South Wales. Cô bé đã trải qua ba tuần với các triệu chứng nôn mửa và giống như cảm lạnh, trước khi tình trạng sức khỏe của cô bé trở nên nghiêm trọng hơn trong vòng bốn ngày.

chim bo cau thuong la noi cac ca the virus apmv 1 duoc tim ra

Chim bồ câu thường là nơi các cá thế virus APMV-1 được tìm ra

Dù các bác sĩ đã tiến hành nhiều loại xét nghiệm như chụp cộng hưởng từ (MRI), kiểm tra miễn dịch, xét nghiệm gen và PCR để tìm vi khuẩn, nấm, virus, hoặc mycobacteria, nhưng không phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Bé gái đã được điều trị bằng thuốc kháng virus, kháng sinh và thuốc chống động kinh để chống lại sưng não, nhưng không có hiệu quả. Sau 27 ngày nhập viện, cô bé đã không thể qua khỏi.

Trước khi có các triệu chứng này, bé gái này đã hoàn thành đợt hóa trị thứ hai để chữa trị bệnh ung thư máu chỉ sáu tuần trước. Xét nghiệm sau khi cô bé qua đời đã phát hiện virus paramyxovirus-1 APMV-1, một loại virus nghiêm trọng ở gia cầm gây bệnh Newcastle, thường ảnh hưởng tới chim và gia cầm, đặc biệt là bồ câu. Căn bệnh này được đặt tên theo thành phố Newcastle, nơi xác nhận virus này lần đầu vào năm 1926.

XEM THÊM: Đà Nẵng đề xuất hỗ trợ cho người bán dâm hoàn lương

virus paramyxovirus 1 apmv 1 la tac nhan gay ra benh newcastle

Virus paramyxovirus-1 APMV-1 là tác nhân gây ra bệnh Newcastle

Virus không xác định được nguồn gốc

Các chuyên gia đã kết luận rằng nguyên nhân tử vong của bé gái là do sưng não từ nhiễm trùng, có khả năng virus này xâm nhập qua đường mũi hoặc miệng từ việc tiếp xúc với phân hoặc chất lỏng của chim bồ câu bị nhiễm bệnh.

Cũng theo các bác sĩ, mặc dù không xác định được nguồn gốc phơi nhiễm nhưng một trong những khả năng virus vô tình lây truyền là khi tiếp xúc với phân chim bồ câu hoặc chất dịch chứa virus.

Trường hợp nhiễm đầu tiên ở người được ghi nhận tại Australia vào năm 1942. Đến nay, đã có 485 ca nhiễm được ghi nhận trên toàn thế giới, trong đó hơn một nửa là ở Anh. Tổng cộng có 5 ca tử vong ở Hà Lan, Mỹ, Trung Quốc và Pháp. Bệnh thường gây viêm kết mạc, hay còn gọi là đau mắt đỏ.

XEM THÊM: Nữ diễn viên 4 đời chồng gây bất ngờ khi xuống tóc, xuất gia

Hãy cùng với Bongda Soha đón xem các thông tin nóng hoặc các thay đổi nào trong thế giới bóng đá!

Open this in UX Builder to add and edit content

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Left Banner
Right Banner