Quả phạt đền hay còn được gọi với tên là penalty đã từ lâu trở thành một phần quan trọng ở mỗi trận đấu. Đây là cơ hội rất thuận lợi để các đội bóng có thể ghi bàn trong trận.
Lịch sử ra đời của quả phạt đền
Quả phạt đền chính thức được bổ sung trong luật bóng đá từ ngày 2/6/1891. Thủ môn kiêm doanh nhân người Ireland, William McCrum là người nghĩ ra quả phạt đền.
Năm 1889, Liên đoàn bóng đá Ireland trình bày ý tưởng của mình lên Ủy ban bóng đá quốc tế (IFAB). Nhưng phải 2 năm sau, ý tưởng này mới được thông qua và bổ sung vào luật bóng đá.
Khoảng cách quả đá phạt đền
Vị trí từ chấm đá phạt đền cho tới khung thành có khoảng cách 11m.
Quả phạt đền là cơ hội thuận lợi để ghi bàn
XEM THÊM: Làm sao để thoát bẫy việt vị trong bóng đá
Cách thức thực hiện
Luật đá phạt đền được hoàn thiện theo thời gian. Tới thời điểm hiện tại, FIFA quy định rõ ràng về 1 tình huống đá phạt đền như sau:
Quả phạt đền xuất hiện khi trọng tài xác định đội phòng ngự ngăn cản trái phép đối phương hoặc dùng tay chơi bóng trong vòng cấm địa. 1 cầu thủ bên phía đội tấn công sẽ được dứt điểm trong thế đối mặt thủ môn ở cự ly 11m.
Cầu thủ thực hiện quả phạt đền không được phép chạm bóng 2 lần liên tiếp khi bóng chưa chạm cầu thủ khác. Ngoài ra, cầu thủ đá phạt đền không được phép sử dụng động tác giả có thể gây nguy hiểm tới thủ môn và hạn chế câu giờ.
Thủ môn cũng phải đảm bảo di chuyển trong khung thành, không được bước cả 2 chân ra khỏi vạch vôi trước khi đối phương chạm bóng.
Các cầu thủ còn lại đều phải đứng ngoài vòng cấm cho tới khi bóng rời chân cầu thủ dứt điểm. Trong trường hợp quả đá thành công, nếu có cầu thủ đội phòng ngự di chuyển vào vòng cấm trước thì bàn thắng sẽ được tính cho đội tấn công. Còn nếu cầu thủ của đội tấn công di chuyển vào vòng cấm trước thì quả đá phải thực hiện lại.
Trong trường hợp quả đá phạt đền không thành công, trọng tài sẽ cho đá lại nếu cầu thủ đội phòng ngự mắc lỗi di chuyển trước. Trong khi đó, quả phạt đền sẽ chuyển thành quả đá phạt gián tiếp nếu cầu thủ đội tấn công vi phạm lỗi này.
Khoảng cách từ chấm phạt đền tới khung thành là 11m
Những kiểu đá phạt đền phổ biến
Năm 1976, huyền thoại Antonin Panenka khai sáng ra kiểu đá penalty với phong cách sục bóng vào giữa cầu môn. Ông đã thực hiện thành công lượt đá quyết định đem về chức vô địch Euro cho Tiệp Khắc khi đánh bại Tây Đức.
Tới nay, rất nhiều cầu thủ học theo cách đá này ở một số thời điểm. Có thể kể tới Zinedine Zidane, Andrea Pirlo, Cristiano Ronaldo, Lionel Messi và ở Việt Nam có Công Phượng.
Ngoài panenka, một kiểu đá đầy sáng tạo khác rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây là nhảy chân sáo. Những Bruno Fernandes hay Jorginho là bậc thầy trong kiểu đá này. Khi chạy đà tới gần bóng, cầu thủ sẽ thực hiện một bước giậm nhảy khiến thủ môn lỡ đà và sau đó dứt điểm nhẹ nhàng vào góc còn lại của cầu môn.
Ngoài ra, nhiều cầu thủ trung thành với cách đá dứt điểm thật mạnh vào góc khung thành. Kiểu đá dứt khoát này khiến thủ môn dù có bay người đúng hướng cũng khó có thể cản phá.
XEM THÊM: Những pha phạm lỗi nguy hiểm nhất trong lịch sử bóng đá thế giới
Hãy cùng với Bongda Soha đón xem các thông tin nóng hoặc các thay đổi nào trong thế giới bóng đá!
Open this in UX Builder to add and edit content