Lịch sử túc cầu giáo đã chứng kiến rất nhiều rất nhiều người tử vong ngay trên sân. Nguyên nhân có thể là do ẩu đả, giẫm đạp, bạo loạn, thiên tai hay thậm chí là súng đạn. Thảm họa kinh hoàng ở Đông Java, Indonesia năm 2022 đã khiến 178 người thiệt mạng, nhưng đó chưa phải sân bóng có số người thương vong cao nhất.
3 thảm kịch lớn nhất
Thảm kịch ở Peru năm 1964
Thảm kịch lớn nhất bóng đá thế giới từng chứng kiến là ở sân Estadio Nacional, Peru năm 1964, đã cách đây gần 60 năm. Đó là trận đấu giữa chủ nhà Peru và Argentina. Vụ việc này đã cướp đi sinh mạng của 328 người và làm 500 người khác bị thương. Tuy nhiên, số người tử vong có thể còn nhiều hơn, do rất nhiều người bị bắn chết bởi cảnh sát.
Nguyên nhân gây náo loạn là bởi một quyết định của trọng tài làm cho các CĐV Peru tức giận vì bàn thắng của đội nhà bị từ chối. Họ quyết định tràn xuống sân để phản đối. Việc chèn ép nhau khiến những CĐV thiệt mạng do ngạt thở, xuất huyết nội tạng hay va đập.
Con số thương vong cực lớn ở Peru gần 60 năm về trướ
Xem thêm: Các loại cỏ thường dùng trong sân bóng đá
Thảm kịch ở Indonesia năm 2022
Vụ việc xảy ra trong một trận đấu ngày 1/10/2022 thuộc giải VĐQG Indonesia – Liga 1, trong trận thua 2-3 của chủ nhà Arema trước Persebaya Surabaya. Các CĐV của Arema đã tràn xuống sân vì kết quả này và tình thế bất lợi buộc lực lượng an ninh phải ra tay. Hậu quả là tình trạng hỗn loạn, hoảng loạn xảy ra, đặc biệt là khu vực khán đài của sân vận động Kanjuruhan.
Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng và 180 người khác bị thương sau sự việc này. Nguyên nhân chính được cho là đám đông giẫm đạp lên nhau sau khi cảnh sát liên tiếp xịt hơi cay, một số khác là vì ngạt thở. Có nhiều ý kiến chỉ trích về hành động này của lực lượng an ninh, nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó là cách duy nhất để ngăn chặn đám đông rất hung hãn.
Bi kịch của bóng đá Indonesia năm 2022
Thảm kịch ở Ghana năm 2001
Thảm kịch xảy ra vào ngày 9/5/2001 trong trận Hearts of Oak vs Asante Kotoko, đây là hai đội bóng hàng đầu của Ghana. Theo báo cáo của BBC, các nhân chứng đổ lỗi cho cảnh sát đã gây ra vụ giẫm đạp chết người bằng cách bắn hơi cay nhằm dập tắt bạo lực tại trận đấu.
Trận đấu còn khoảng 5 phút, các CĐV của Kotoko, đội đang thua 2-1, bắt đầu gây rối bằng cách ném ghế và chai lọ xuống sân. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay để kiểm soát đám đông, nhưng điều này đã tạo ra sự hoảng loạn trên diện rộng và dẫn đến giẫm đạp để chạy trốn. Số người thương vong lên đến 126 người.
Hơi cay khiến CĐV giẫm đạp để tránh dẫn đến tử vong
Top 10 thảm kịch trong bóng đá
Giới bóng đá đã chứng kiến nhiều thảm kịch đáng tiếc và dưới đây là 10 vụ việc nghiêm trọng nhất trong lịch sử môn thể thao vua:
- 24/5/1964, thảm họa Estadio Nacional, Lima, Peru, 328 người thiệt mạng.
- 1/10/2022, thảm kịch ở SVĐ Kanjuruhan, Malang, Indonesia, 125 người thiệt mạng (có khả năng còn nhiều hơn nữa).
- 9/5/2001, thảm họa sân vận động thể thao Accra, Accra, Ghana, 126 người thiệt mạng.
- 15/4/1989, thảm họa Hillsborough, Sheffield, Anh, 97 người thiệt mạng.
- 12/3/1988, thảm họa mưa đá ở Kathmandu, Kathmandu, Nepal, 93 người thiệt mạng.
- 16/10/1996, thảm họa quốc gia Mateo Flores, Thành phố Guatemala, Guatemala, 83 người thiệt mạng.
- 1/2/2012, bạo loạn ở SVĐ Port Said, Port Said, Ai Cập, 74 người thiệt mạng.
- 23/6/1968, Puerta 12, Estadio Monumental, Buenos Aires, Argentina, 71 người thiệt mạng.
- 2/1/1971, thảm họa SVĐ Ibrox lần thứ hai ở Glasgow, Scotland, 66 người thiệt mạng.
- 20/10/1982, thảm họa Luzhniki, SVĐ Leni, Moscow, Liên Xô, 66 người thiệt mạng.
Xem thêm: Mặt cỏ sân bóng đá tự nhiên được tạo ra như thế nào?
Đừng quên theo dõi Bongda Soha để liên tục cập nhật những tin tức nóng hổi hằng ngày ở trong và ngoài nước nhé!
Open this in UX Builder to add and edit content