Giao tiếp với cấp trên là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong môi trường công sở. Việc giao tiếp tốt hay không có tác động rất lớn đến công việc của bạn. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một số cách ứng xử với cấp trên sao cho chiếm trọn cảm tình mà lại không bị coi là xu nịnh.
1. Xây dựng mối quan hệ bình đẳng
Thiết lập mối quan hệ bình đẳng giữa cấp trên với chính mình là một điều không hề dễ dàng. Có thể sếp là người nhìn xa trông rộng với nhiều ý tưởng, chiến lược kinh doanh, nhưng bạn mới là người trực tiếp thực hiện và triển khai công việc đó. Chính vì vậy, bạn cần hình thành suy nghĩ về mối quan hệ giữa sếp và mình, đó là đồng hành hướng tới mục tiêu chung, chứ không phải là “ông chủ” và “người làm thuê”. Hãy cố gắng vừa là cánh tay phải đắc lực, vừa là người bạn của sếp, bạn sẽ có nhiều cơ hội học hỏi và phát triển bản thân hơn. Như vậy, bình đẳng ở đây không phải là không tôn trọng sếp, mà là mối quan hệ cùng nhau hợp tác để phát triển.
2. Lắng nghe nhiều hơn
Việc chú ý lắng nghe khi giao tiếp với cấp trên sẽ giúp bạn chiếm được cảm tình của đối phương, đặc biệt là trong môi trường công sở. Khi sếp của bạn đang trình bày quan điểm, thỉnh thoảng hãy bày tỏ sự đồng tính, tiếp thu ý kiến, xin những giải thích tỉ mỉ hơn một cách hợp lý. Đồng thời, ghi chú những điều sếp nói để tránh phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần.
Những người sếp ít nhiều đều có mong muốn truyền đạt kinh nghiệm, chỉ dẫn cho các cấp dưới của mình. Chính vì vậy, hãy biết tận dụng những cơ hội vàng này để học hỏi, nâng cao kiến thức và tích lũy kinh nghiệm. Chẳng có người sếp nào lại từ chối chỉ dẫn và đánh giá thấp nhân viên có thái độ cầu tiến và ham học.
Hãy chú ý lắng nghe khi sếp đang nói
XEM THÊM: 5 mẹo làm đẹp thần tốc cho nàng kịp đón Giáng sinh
3. Kiểm soát cảm xúc cá nhân
Kiềm chế cảm xúc, đặc biệt với cấp trên, là nguyên tắc quan trọng mà bạn cần lưu ý khi làm việc trong môi trường công sở. Dù có đang khó chịu, bất mãn với quyết định của sếp, thì bạn vẫn nên kiểm soát cảm xúc, đừng nên phản ứng thái quá như bộc lộ thái độ tiêu cực, bất hợp tác. Tất cả chỉ khiến mối quan hệ giữa bạn và cấp trên xấu đi.
Thay vào đó, hãy bình tĩnh để có thêm thời gian nhìn nhận vấn đề, đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Sau đó, hãy tìm thời gian thích hợp để trao đổi lại với sếp nhằm giúp công việc suôn sẻ hơn. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý giọng điệu, âm lượng và cử chỉ của bản thân khi trình bày với sếp.
4. Khéo léo khi đưa ra ý kiến
Đưa ra ý kiến, giải thích, góp ý với người khác chưa bao giờ là việc dễ dàng, đặc biệt khi đối phương là sếp của bạn. Nếu không khéo léo và rõ ràng khi trình bày ý tưởng của mình, rất có thể sếp sẽ hiểu lầm dụng ý của bạn. Chính vì vậy, để hai bên hiểu rỗ nhau, bạn cần chuẩn bị kỹ càng và cố gắng bày tỏ quan điểm của mình một cách đầy đủ, mạch lạc, cũng như tránh sa vào chỉ trích, đánh giá.
Học cách trình bày quan điểm khéo léo, rõ ràng với sếp
5. Phát huy năng lực cá nhân trong công việc
Đây là kỹ năng giao tiếp hiệu quả và quan trọng nhất để chiếm được cảm tình của sếp. Bạn hãy chủ động và cố gắng hoàn thành tốt nhất mọi công việc được giao và đã nhận, để thể hiện được năng lực, sự tâm huyết và trách nhiệm của bản thân, góp phần xây dựng niềm tin vào khả năng xử lý công việc của bạn với cấp trên.
6. Nắm rõ cách thức giao tiếp của sếp
Mỗi người sếp đều có một phong cách giao tiếp trong công việc. Một số người thích giao tiếp qua điện thoại hơn là email. một số người lại thích giao tiếp qua các ứng dụng trao đổi công việc khác như Zalo, Skype,… Do đó, biết được sếp yêu thích cách thức trao đổi công việc nào sẽ giúp bạn giao tiếp tốt và hiệu quả hơn.
Tóm lại, dù giao tiếp với sếp bằng cách nào và trong hoàn cảnh nào, bạn cũng cần chú ý việc đề cao tính lịch sự và tôn trọng. Bạn nên sử dụng câu nói đầy đủ chủ vị, dùng cách xưng hô, ngữ điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để thể hiện sự tôn trọng dành cho cấp trên
XEM THÊM: Cách chọn bưởi Tết để mang tài lộc về cho gia chủ
Hãy cùng với Bongda Soha đón xem các thông tin nóng hoặc các thay đổi nào trong thế giới bóng đá!
Open this in UX Builder to add and edit content