Luật thi đấu bóng đá 7 người theo quy định FIFA

Bóng đá sân 7 ngày nay cực kì phổ biến với dân phong trào. Hãy cùng tìm hiểu về luật bóng đá sân 7 cơ bản theo quy định của FIFA.

Kích thước sân bóng đá 7 người

Tương tự như sân 11 người, sân bóng đá 7 người cũng có nhiều quy định chặt chẽ về kích thước theo luật bóng đá 7 người:

  • Chiều dài: có kích thước từ 50m – 75m
  • Chiều rộng: có kích thước từ 40m – 55m
  • Vòng cấm địa: dài 6m, chiều rộng là 8m
  • Chấm penalty cách khung thành 3,5m
  • Khung thành: có kích thước rộng 3.6m và cao 2.1m

Luật thi đấu bóng đá 7 người

1. Quy định về trang phục thi đấu

Các cầu thủ trong cùng 1 đội bóng phải mặc trang phục cùng màu. Trang phục cho thủ môn khác với các cầu thủ còn lại trong đội. Các cầu thủ khi thi đấu không được sử dụng bất cứ phụ kiện gì có thể gây ra chấn thương cho bản thân và đối thủ.

Trang phục thủ môn khác với các cầu thủ còn lại trên sân
Trang phục thủ môn khác với các cầu thủ còn lại trên sân

2. Bóng thi đấu

Loại bóng để thi đấu tại sân 7 người là bóng có size số 5.

3. Trọng tài

Trọng tài chính là người đưa ra mọi quyết định trong suốt trận đấu. Quyết định của trọng tài là quyết định cuối cùng, các cầu thủ buộc phải tuân theo. Đồng thời, trọng tài chịu trách nhiệm với ban tổ chức về mọi quyết định của mình. Ngoài ra, sẽ có 2 trọng tài biên hỗ trợ trọng tài chính và thêm 1 trọng tài bàn phụ trách việc thay người.

Xem thêm: Luật đá phạt góc trong bóng đá, cần chú ý những gì?

4. Giao bóng và thả bóng

Trước trận đấu, trọng tài tung đồng xu để chọn đội giao bóng trước. Sang hiệp 2, 2 đội đổi sân và đổi quyền giao bóng. Quả giao bóng được thực hiện ở vòng tròn giữa sân. Tình huống giao bóng vào thẳng khung thành được công nhận là bàn thắng hợp lệ. 

Tình huống trọng tài thả bóng diễn ra sau khi trận đấu bị gián đoạn vì một lý do nào đó. Đội trước đó giành quyền kiểm soát bóng sẽ nhận bóng từ trọng tài.

5. Bàn thắng

Tình huống ghi bàn được coi là hợp lệ sau khi trái bóng đã vượt qua vạch vôi khung thành mà đội tấn công không phạm bất cứ lỗi nào. Sau khi có bàn thắng, đội bị thủng lưới sẽ thực hiện quả giao bóng ở giữa sân.

6. Đá phạt, đá biên và phạt góc

Các đội bóng được hưởng quả đá phạt khi cầu thủ đội mình bị đối phương phạm lỗi. Tình huống đá phạt diễn ra ở đúng vị trí phạm lỗi. Trọng tài sẽ cho chỉnh hàng rào theo quy định. Nếu điểm phạm lỗi trong vòng cấm địa, quả đá phạt sẽ trở thành quả penalty.

Đội tấn công được hưởng penalty nếu bị đối phương phạm lỗi trong vòng cấm.
Đội tấn công được hưởng penalty nếu bị đối phương phạm lỗi trong vòng cấm.

1 đội thực hiện quả đá biên khi đối phương đưa bóng hết đường biên dọc. Cầu thủ thực hiện quả đá biên phải để trái bóng ở ngoài sân. Nếu quả đá biên đưa bóng vào lưới, bàn thắng không được công nhận.

Quả phạt góc được thực hiện khi toàn bộ bóng lăn hết vạch vôi cuối sân bóng cỏ nhân tạo, cầu thủ bên bị tấn công chạm bóng cuối cùng. Cầu thủ đối phương phải đứng cách bóng ít nhất 3m. Cầu thủ đá phạt góc không được chạm bóng 2 lần liên tiếp, nếu không sẽ bị thổi phạt. Trong trường hợp bóng bay thẳng vào gôn, bàn thắng vẫn được công nhận.

7. Hình thức kỷ luật

Trong trận đấu, trọng tài sẽ sử dụng thẻ vàng và thẻ đỏ để cảnh cáo những hành động phạm luật tùy theo mức độ. Ở những giải đấu khác nhau, ban tổ chức sẽ có những mức phạt khác nhau cho những trường hợp nhận thẻ vàng hay thẻ đỏ. Ngoài ra, với những hành động phi thể thao như ẩu đả, xô xát…, sẽ có thêm những án phạt bổ sung mang tính răn đe.

Xem thêm: Hiểu đúng về luật việt vị trong bóng đá

Báo bóng đá Soha không chỉ là trang tin tức, mà còn là nguồn tư duy cho những người yêu bóng đá. Theo dõi để trải nghiệm sự sáng tạo và những bài viết chất lượng nhất về thể thao!

Open this in UX Builder to add and edit content

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Left Banner
Right Banner