Luật chạm tay trong bóng đá là một điều tất yếu cần phải nắm bắt đối với từng vị trí nhất định của môn thể thao vua. Tuy không phải là bắt buộc các cầu thủ không được chơi bóng bằng tay trong mọi thời điểm của trận đấu. Vẫn còn có rất nhiều thông tin và luật lệ quan trọng cần phải nắm bắt kỹ nếu không bị coi là vi phạm trong quá trình một trận bóng đá diễn ra. Cùng bóng đá Soha tìm hiểu chi tiết về luật chạm tay tại đây.
Lịch sử hình thành luật chạm tay trong bóng đá
Không có quá nhiều những thông tin về thời điểm chính xác mà luật chạm tay trong bóng đá được chính thức giới thiệu. Tuy nhiên đa số cộng đồng về môn thể thao vua đều thống nhất là vào khoảng cuối thế kỷ 19.
Cụ thể là vào năm 1863, Hiệp hội bóng đá Anh đã quyết định bổ sung luật chạm tay vào trong các trận bóng đá ở mọi cấp độ. Từ chuyên nghiệp cho đến nghiệp dư đều có thể áp dụng những quy tắc nằm trong luật chạm tay của bóng đá.
Tuy vậy do sự phổ biến chưa quá rộng rãi, luật chạm tay trong bóng đá mới chỉ được bắt buộc áp dụng ở các giải đấu chuyên nghiệp.
Còn lại với các giải đấu cộng đồng, giải bóng đá cỏ hay tự phát, người chơi vẫn gắn liền với phong cách chơi quen thuộc của thế kỷ 19.
Những cải tiến ở luật chạm tay trong bóng đá hiện đại
Luật chạm tay trong bóng đá được bổ sung lần đầu tiên như một cố gắng để cải thiện và phát triển lối chơi chú trọng vào sử dụng kỹ thuật từ đôi chân. Song mức độ phức tạp chưa quá cao nên luật chạm tay chưa được thể hiện quá rõ ràng và mới chỉ ở mức độ sơ khai nhất.
Cụ thể, cầu thủ chơi bóng đá ở thế kỷ 19 có thể dùng tay để kiểm soát bóng trong những pha bóng bổng quá cao. Sau đó đặt dưới chân và tiếp tục đưa bóng đi như bình thường.
Tuy nhiên điều này rõ ràng khiến cho bóng đá khó có thể phát triển hơn được trong tương lai. Rất nhiều nỗ lực nhằm cải tiến luật chạm tay trong bóng đá đã được thực hiện. Để cuối cùng dẫn đến những thay đổi mang tính bước ngoặt cho môn thể thao vua này phát triển mạnh mẽ cho đến hiện tại:
- Cầu thủ không phải thủ môn chỉ có thể chạm tay vào bóng trong các tình huống cụ thể như ném biên, mang trở lại sân sau khi ghi bàn…
- Tất cả các tình huống chạm tay khác xảy ra trong trận đấu đều bị tính là phạm luật và sẽ có khả năng nhận thẻ phạt.
Các yếu tố mới được bổ sung góp phần khiến cho luật chạm tay được hoàn thiện tối đa. Thúc đẩy lối chơi bóng đá sử dụng kỹ năng thuần từ đôi chân của cầu thủ tạo nên các bàn thắng bằng chính thực lực của mình.
Luật chạm tay trong bóng đá khác biệt ở từng vị trí
Để có thể nắm rõ về luật chạm tay trong bóng đá, mọi cầu thủ trước khi thi đấu trên sân cần phải tìm hiểu về kiến thức cơ bản. Trong đó đề cập về luật chạm tay sẽ có phần khác biệt đối với những vị trí khác nhau.
Chủ yếu đây là phần kiến thức đơn giản mà hầu hết cầu thủ chuyên nghiệp nào cũng sẽ phải học qua và nắm bắt kỹ. Thế nhưng đối với các cầu thủ nghiệp dư, vướng vào những tình huống sai sót và để bị phạm luật vẫn sẽ là có khả năng xảy ra.
Phân loại về luật chạm tay trong bóng đá
Chúng ta đều biết rõ về thủ môn và các vị trí khác đều có vai trò khác nhau trong trận đấu. Do đó hiển nhiên luật chạm tay sẽ áp dụng nhiều yếu tố mà thủ môn có nhưng các vị trí khác không có và ngược lại.
Đối với thủ môn, đây là vị trí duy nhất có thể chơi bóng bằng tay. Vậy nên các thủ môn đều có thể chạm bóng không giới hạn thời gian, số lần chạm chỉ khi ở trong vòng cấm địa. Nếu thủ môn chạm bóng bằng tay ngoài vòng cấm địa sẽ bị phạt thẻ đỏ và rời sân ngay lập tức.
Áp dụng với các vị trí khác từ hậu vệ, tiền vệ cho đến tiền đạo trên sân, luật chạm tay yêu cầu tất cả mọi cầu thủ không được chơi bóng trong cả trận đấu.
Ngoại trừ những tình huống như ném biên… Việc chạm tay trong trận đấu sẽ khiến cầu thủ đó nhận thẻ vàng khi ở ngoài vòng cấm địa đội nhà và thẻ đỏ khi ở trong vòng cấm địa đó.
>> Xem thêm: 9 kỹ thuật lừa bóng qua người hàng đầu | Hướng dẫn chi tiết
Các ngoại lệ cho luật chạm tay trong bóng đá
Luật chạm tay trong bóng đá tạo ra tác động cực kỳ quan trọng đến tình hình một trận bóng đá. Trong đó nếu cầu thủ một đội được xác định là chạm tay thì sẽ bị phạt như rời sân hay cung cấp một pha bóng có lợi cho đội đối phương. Luật chạm tay có hiệu ứng vô cùng lớn và rất nhiều tranh cãi xung quanh nó.
Vì vậy để có thể vận hành hiệu quả mà vẫn đảm bảo sự công bằng đến từ cả hai đội khi tham gia trận đấu. Một số ngoại lệ đặc biệt về luật chạm tay đã được thêm vào để tạo cơ hội cho những pha bóng không có chủ ý đến từ cầu thủ.
Cự ly quyết định ý đồ chạm bóng
Trường hợp khoảng cách giữa bóng và tay của cầu thủ trong pha bóng đó quá gần để phản ứng kịp thời. Dẫn đến cầu thủ không có thời gian phản ứng và để bóng chạm tay. Khi đó có thể khiếu nại với trọng tài để được xem xét tình hình và sửa đổi hình phạt.
Vị trí tay cầu thủ khi chạm bóng
Khi quan sát pha chạm tay của cầu thủ, trọng tài cũng sẽ tập trung vào vị trí bóng chạm vào cơ thể để quyết định xem đó có phải là một pha phạm lỗi hay không. Nếu bóng chạm vào từ phần bắp tay của cầu thủ trở lên vai, pha chạm bóng sẽ không được tính và cầu thủ có thể được xóa bỏ hình phạt.
Hành động của cầu thủ trong khi chạm bóng
Không chỉ vị trí và cự ly khi chạm bóng, trọng tài cũng phải quan sát và nhận định cầu thủ đó cố tình để bóng chạm tay hay không. Ví dụ như trong các tình huống cản phá cú sút dứt điểm của đối phương.
Trọng tài cũng sẽ quan sát thái độ và hành vi của cầu thủ khi chạm bóng bằng tay. Sau đó dựa trên các yếu tố về luật chạm tay trong bóng đá để quyết định có thực hiện hình phạt lên cầu thủ đó hay không.
Đảm bảo chính xác về luật chạm tay trong bóng đá
Thế giới bóng đá hiện đại được trang bị đầy đủ những vật chất và lý thuyết quan trọng để vận hành các trận đấu một cách ổn định. Hoàn thiện luật chạm tay trong bóng đá cũng nằm trong số đó. Những phương pháp này được rất nhiều khán giả đánh giá cao và đảm bảo về tính công bằng cho một trận đấu.
Hiện đại bóng đá của thế kỷ 21 đã đầu tư rất nhiều vào các hình thức kiểm tra khác nhau để hoàn thiện luật chạm tay trong bóng đá. Góp phần bảo vệ quyền lợi tối đa cho tất cả các đội tham gia đồng thời giúp trọng tài có được tư liệu thích hợp để đưa ra quyết định một cách chính xác nhất:
- Bổ sung nhiều trọng tài quan sát trận đấu trực tiếp và trên màn ảnh ở nhiều góc độ khác nhau. Khi xuất hiện pha chạm tay tất cả có thể thảo luận và đem đến thông tin chính xác nhất cho trọng tài trưởng.
- Sự hỗ trợ của công nghệ video trọng tài VAR cũng có tác động không nhỏ khi giúp trọng tài có thể theo dõi lại pha chạm tay với độ phân giải cao nhất.
- Đem đến nhiều cơ hội để cầu thủ khiếu nại đến trọng tài trong những pha chạm tay vô ý của mình. Giúp hoàn thiện luật chạm tay trong bóng đá và khiến tinh thần đội bóng không bị giảm sút bởi các án phạt quá nặng.
Chiến thuật độc đáo dựa trên luật chạm tay trong bóng đá
Trong quá trình phát triển và tồn tại ở thế giới bóng đá hiện đại, luật chạm tay trong bóng đá không chỉ là một bộ luật lệ đơn thuần. Nó cũng đã trở thành một công cụ đắc lực để xây dựng chiến thuật của nhiều đội bóng nhằm đạt được lợi thế trước đối thủ trong rất nhiều tình huống quan trọng.
Một vài chiến thuật dựa trên luật chạm tay trong bóng đá có thể áp dụng dựa trên đối phương hoặc chính cầu thủ đội bóng của mình. Gián tiếp đem lại một lợi thế nào đó để khai phá và đảm bảo khả năng chiến thắng khi kết thúc trận đấu:
- Cố tình thực hiện một pha bóng khó để thu hút phản xạ của đối thủ. Khiến đối thủ bắt buộc phải chạm bóng bằng tay một cách vô tình hoặc hữu ý để cản phá pha bóng đó.
- Cầu thủ có thể cố tình thực hiện hành vi chạm tay và thể hiện như bản thân chỉ vô tình. Bằng các động tác khéo léo, sử dụng thủ thuật giả chạm tay để trọng tài áp dụng luật chạm tay trong bóng đá lên bản thân nhằm phá đi một pha bóng khó của đối thủ.
- Cầu thủ cũng sẽ thực hiện các chuyển động khéo léo để chạm tay vào bóng. Tuy nhiên lại khiến pha chạm tay đó chỉ như vô tình và dựa trên sự quan sát trọng tài sẽ không coi đó là một pha vi phạm. Trận đấu vẫn được tiếp diễn và lợi thế sẽ thuộc về đội của cầu thủ đó.
Những tình huống chạm tay tranh cãi trong lịch sử túc cầu
Dưới đây là một số pha chạm tay nổi tiếng và gây tranh cãi vô cùng lớn xuyên suốt lịch sử bóng đá. Các pha chạm tay này không chỉ định đoạt số phận của một đội bóng, nó còn là nguyên nhân để thúc đẩy luật chạm tay trong bóng đá cần phải được bổ sung và hoàn thiện để tránh những tình huống đó xảy ra lại trong tương lai.
Bàn tay của Chúa đưa Argentina lên đỉnh vinh quang
Diễn ra trong khuôn khổ loạt trận tứ kết của World Cup 1986 giữa Argentina và Anh. Diego Maradona đã thực hiện một bàn thắng bằng tay nhưng được trọng tài công nhận và ấn định chiến thắng 2-1. Đây là khoảnh khắc đã trở thành huyền thoại trong lịch sử túc cầu về bàn thắng gây tranh cãi bậc nhất.
Cú chạm tay đưa Ghana đến thất bại năm 2010
Cũng thuộc loạt trận tứ kết tại giải đấu World Cup 2010 giữa Uruguay và Ghana. Luis Suarez đã chạm tay trong vòng cấm địa của Uruguay để cản phá bàn thắng của Ghana ở phút bù giờ. Dù sau đó anh đã bị phạt thẻ đỏ rời sân, cầu thủ Ghana vẫn thất bại trong cú sút phạt đền và gián tiếp đưa Uruguay vào bán kết.
Kết luận
Luật chạm tay trong bóng đá vẫn phát triển và đóng góp một vai trò không nhỏ trong thế giới túc cầu hiện đại. Không chỉ đảm bảo về sự công bằng và chuyên nghiệp cho một giải đấu bóng đá, luật chạm tay cũng là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của môn thể thao vua được cả thế giới yêu thích này.
Open this in UX Builder to add and edit content