Trung Quốc đất nước thiên nhiên cẩm tú tráng lệ, có nền văn hóa 3.500 năm rực rỡ, khác biệt với sắc đỏ của Tử Cấm Thành, Vạn Lý Trường Thành, không gian hiện đại xen kẽ những lâu đài và tòa thành cổ, Trung Quốc là một vùng đất mê hoặc bất cứ khách du lịch nào. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, một số cảnh đẹp ở Trung Quốc không tiếp đón khách nước ngoài du lịch mà chỉ người dân Trung Quốc mới có cơ hội đến thăm. Cùng điểm qua danh sách các địa danh đó nhé.
1. Sắc Đạt
Huyện Sắc Đạt nằm ở phía Tây Bắc của Châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư (Tứ Xuyên), ở phía đông nam của cao nguyên Thanh Tạng. Đây là khu vực cư trú của dân tộc Tạng ở Cam Tư, nơi tọa lạc độ cao lớn nhất so với mực nước biển, khí hậu lạnh nhất và điều kiện tự nhiên tồi tệ nhất trong khu vực.
Cao nguyên có phong cảnh tuyệt đẹp. Các ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng tập trung tương đối nhiều và đều là những ngôi chùa thuộc phái Hồng môn. Đứng ở trên cao, bạn có thể chiêm ngưỡng những ngôi nhà màu đỏ bất tận, như thể bước vào thế giới màu đỏ ảo mộng.
Sắc Đạt chưa bao giờ tồn tại để thu hút khách du lịch nhưng mọi người đã đến đây sau khi họ biết đến học viện Phật giáo lớn nhất thế giới. Sắc Đạt – thánh địa của Phật giáo Tây Tạng nằm ở độ cao hơn 4.000m so với mức nước biển, có địa hình phức tạp là điểm đến thu hút rất nhiều người.
Ở Sắc Đạt nhiều nắng nhưng nhiệt độ trung bình hàng năm chỉ âm 1 độ C, mùa đông dài và không có mùa hè. Có nhiều đồng cỏ, hồ, sông… và phong tục Tây Tạng đầy màu sắc. Trải dài Sắc Đạt là màu đỏ của những ngôi nhà và màu áo của Học viện Phật giáo lớn với hàng chục nghìn lạt ma.
Học viện Phật Giáo lớn nhất Tây Tạng cũng như thế giới Lạt Vinh Tự Ngũ Minh hàng năm thu hút hàng ngàn khách du lịch đến thăm thú. Những ngôi nhà gỗ màu đỏ này là nơi ở của hơn 30.000 tu sĩ (tu sĩ nam được gọi là Zhaba và tu sĩ nữ được gọi là Juemu, tức là nữ tôn giả). Và đương nhiên, đến thăm Sắc Đạt, du khách cần đặt chỗ trước và cũng qua nhiều trạm kiểm tra, bởi trung tâm du khách ở đây có giới hạn số lượng ban ngày khoảng 1400 khách, buổi tối khoảng 800 khách. Ngoài ra hiện tại không tiếp nhận khách nước ngoài.
Ngoài ra, đến Sắc Đạt, du khách còn được chứng kiến phong tục cổ xưa người Tây Tạng áp dụng: Thiên táng. Thiên táng có nghĩa là cho kền kền ăn xác người đã khuất. Kền kền bay lên trời sau khi ăn xong và người Tây Tạng tin rằng người quá cố sẽ được siêu thoát với vận may.
2. Thần Nông Giá
Thần Nông Giá là huyện sinh thái nằm ở Hồ Bắc, Trung Quốc – nơi duy nhất ở Trung Quốc được đặt tên theo một “khu rừng”. Đây là nơi bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu với nhiều khu rừng nguyên sinh và là rào cản sinh thái quan trọng ở trung và thượng lưu sông Dương Tử.
Nguồn gốc của cái tên Thần Nông Giá xuất phát từ cái tên “Shen nong” (dịch theo tiếng Trung Quốc thì có nghĩa là Thần Nông). Đây chính là tổ tiên đầu tiên của nền văn minh nông nghiệp tại Trung Quốc. Cũng chính vì tên gọi đó cũng đã phần nào cho thấy được nơi đây đã có lịch sử văn hóa rất lâu đời.
Tổng diện tích của Thần Nông Giá lên đến 3.250km2, nơi cao nhất khoảng 3.105m. Nơi đây sở hữu khí hậu đặc biệt và hệ sinh thái động thực vật vô cùng đa dạng. Vào năm 2016, Thần Nông Giá đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Thần Nông Giá vẫn còn chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn mà con người vẫn chưa khám phá hết được.
Đỉnh Thần Nông, núi Quan Môn, hồ Đại Cửu,… là những danh thắng nổi tiếng, những nơi diệu kỳ thuộc vùng Thần Nông Giá, thường xuyên hiện diện trên các trang của tạp chí Địa lý quốc gia Trung Quốc. Không chỉ là niềm tự hào của đất nước, nơi đây còn là thiên đường sống của loài khỉ mũi hếch thuộc danh sách bảo vật quốc gia, và cũng chính là mái nhà yêu dấu của chú gấu trúc đáng yêu. Để gìn giữ sự đa dạng sinh học và những loài sinh vật quý hiếm, Thần Nông Giá đã được xác định là khu vực cấm, nơi mà du khách quốc tế chỉ có thể ngắm nhìn từ xa, không thể tự do khám phá.
3. Núi Thái Bạch ở dãy núi Tần Lĩnh, Thiểm Tây
Được mệnh danh là “Long mạch” của Trung Quốc, dãy núi Tần Lĩnh chiếm vị trí độc nhất trong lịch sử và văn hóa Trung Quốc. Có 751 đỉnh được đặt tên trên núi. Cao nhất trong số đó là Thái Bạch Sơn (3.767 mét).
Núi Thái Bạch là đỉnh chính nằm dọc theo sông Hoài Hà thuộc dãy núi Tần Lĩnh, là ranh giới phân chia giữa miền Bắc và miền Nam của Trung Quốc. Dãy núi Tần Lĩnh đã thu hút thành công sự chú ý của nhiều người đam mê mạo hiểm nhờ điều kiện khí hậu độc đáo và môi trường địa lý khắc nghiệt.
Khu thắng cảnh núi Thái Bạch thậm chí còn giới hạn số lượng khách du lịch và chỉ có thể tiếp nhận không quá 2.000 người mỗi ngày. Hiện tại, nó chỉ mở cửa cho các điểm tham quan ở Xanadu.
Vì chưa có ai đặt chân lên nên trạng thái nguyên sơ và tự nhiên nhất trên núi Thái Bạch đã được bảo tồn ở đây. Nhiều loài động, thực vật quý hiếm mọc lên tại dãy núi này nên Trung Quốc đã liệt nơi đây vào danh sách kho tàng gen của động vật và thực vật. Để tránh bị phá hoại, các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt đã được thực hiện trên núi, bao gồm cả quy định không cho phép bất kỳ người nước ngoài nào vào.
4. Hẻm núi Kim Hà Khẩu, Tứ Xuyên
Hẻm núi Đại Độ Hà (hay còn gọi là Kim Khẩu) là “vết sẹo” đẹp nhất trên đất liền của Trung Quốc, là 1 trong 10 hẻm núi đẹp nhất do “Địa lý quốc gia Trung Quốc” bình chọn.
Nơi đây tọa lạc tại quận Kim Khẩu Hà thuộc thành phố Lạc Sơn (Tứ Xuyên, Trung Quốc). Tổng chiều dài của hẻm núi là 26km và độ sâu lên tới 2.600m.
Những đỉnh núi kỳ lạ nhô ra hai bên hẻm núi, nhấp nhô trập trùng, liên tục xuyên suốt chiều dài Đại Độ Hà.
Ngày nay, hẻm núi lớn Đại Độ Hà là điểm du lịch cấp 4A của Trung Quốc, đón vô số khách du lịch mỗi năm. Song, điểm tham quan này chỉ mở cửa cho người bản xứ và hoàn toàn miễn phí.
5. Khu thắng cảnh núi Lão Quân, Hà Nam
Nằm cách Lạc Dương hai tiếng rưỡi về phía Tây Nam, danh lam thắng cảnh núi Lão Quân (Lão Quân sơn, Laojun Mountain, Laojunshan, 老君山) là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất ở tỉnh Hà Nam, miền trung của Trung Quốc. Nó là một phần của dãy núi Tần Lĩnh (Qinling), chia cắt Trung Quốc thành Bắc và Nam, thông qua các tỉnh Cam Túc, Thiểm Tây và Hà Nam tương ứng, và dãy núi Phục Ngưu (Funiu) qua tỉnh Sơn Tây và Hà Nam dài hơn 400 km.
Lão Quân là đỉnh cao nhất của dãy núi Funiu, với độ cao 2217m. Ngọn núi này được đặt theo tên của nhà triết học nổi tiếng Lão Tử, người sáng lập Đạo giáo và là người cư trú trên núi với tư cách là ẩn sĩ. Một bức tượng đồng cao 38m đã được dựng lên vào năm 2010 tại đây để vinh danh ông.
Câu nói “Đi đến nhân gian để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thế giới thịnh vượng” đã thu hút vô số người muốn tận mắt nhìn thấy thế giới thần tiên thanh tao của “Thiên cung trên mây”, sương và mây bao quanh các đỉnh núi, đến mùa đông tuyết rơi đẹp vô thực. Nhưng vì gần đây có căn cứ quân sự nên khách du lịch nước ngoài không được phép vào đây.
Ngoài ra, còn một số địa danh khác Trung Quốc cũng không mở cửa đón khách du lịch nước ngoài như thung lũng Vũ Văn Miên Hồ (Tứ Xuyên), làng cổ Lạc Dương (Chiết Giang), cảng Lữ Thuận Khẩu (Liêu Ninh), hồ Lang Tso (Tây Tạng), đèo Cổng Ma (Giang Tây),…
Open this in UX Builder to add and edit content