Định nghĩa Fair Play là gì, giá trị mà Fair Play mang lại?

Fair Play là gì, đem lại giá trị gì trong các trận thể thao nói chung và bóng đá nói riêng? Hiện nay có các quy định về chơi Fair Play trong bóng đá hay không? Tại bài viết dưới đây, báo bóng đá Soha sẽ giúp những người yêu thể thao, muốn tìm hiểu thêm về bóng đá hiểu kỹ hơn về thuật ngữ này.

Fair Play là gì trong giới túc cầu?

Fair Play là gì, được hiểu như thế nào trong bóng đá là câu hỏi được những người mới bắt đầu quan tâm tới “môn thể thao vua” đặt ra. Fair Play dịch ra tiếng Việt có nghĩa là chơi đẹp, còn trong bóng đá từ này ám chỉ việc chơi công bằng, văn minh, không thái độ, không chơi xấu.

Trong bóng đá, việc chơi không Fair Play là gì? Việc sử dụng cùi chỏ, đầu gối huých vào thành viên đội đối thủ hay gạt giò, lôi kéo,… là những hành vi bị coi là phạm lỗi, là chơi không Fair Play, và sẽ bị phạt tùy theo mức độ lỗi và hậu quả xảy ra.

Hiện nay, Fair Play là gì không còn chỉ là việc các cầu thủ tự ý thức mà trong bóng đá đã có những yêu cầu, có luật cụ thể. Nếu cầu thủ cố tình chơi xấu sẽ bị phạt và nếu cả đội bóng tuân thủ quy định, chơi văn mình lịch sự sẽ được khen thưởng xứng đáng.

Trong thể thao, Fair Play là gì?
Trong thể thao, Fair Play là gì?

Luật Fair Play có từ bao giờ?

Tinh thần Fair Play được nhắc đến nhiều và từ khá lâu nhưng không có quy định, chế tài cụ thể nên các tình huống chơi xấu, tranh chấp bóng thô bạo vẫn diễn ra thường xuyên. Để hình ảnh bóng đá trở nên đẹp hơn trong mắt công chúng, FIFA đã áp dụng luật Fair Play bắt đầu từ World Cup 2018.

Kể từ khi khái niệm Fair Play là gì cũng như luật này được đặt ra và biết đến nhiều hơn, các chân sút trên sân cỏ đã có sự tiết chế hơn, tránh va chạm và chơi xấu hơn. Điều này góp phần tạo ra những giải đấu văn minh, nền bóng đá văn minh.

Các quy định cụ thể trong luật Fair Play

Sau khi tìm hiểu Fair Play là gì, tại sao luật Fair Play ra đời, chúng ta cùng đi tìm hiểu các quy định cụ thể có trong luật. Khi cầu thủ phạm lỗi với đội bạn, tùy từng mức độ lỗi, trọng tài sẽ xem xét và đưa ra mức phạt phù hợp như đá phạt tại chỗ, thẻ vàng, nặng nhất là thẻ đỏ.

Quy định phạt thẻ trong các trận bóng đá

Khi bị phạt thẻ, mỗi mức thẻ sẽ bị tính số điểm khác nhau:

  • Cầu thủ bị phạt thẻ vàng: trừ 1 điểm
  • Cầu thủ bị phạt thẻ đỏ gián tiếp (phạt 2 thẻ vàng bằng 1 thẻ đỏ gián tiếp trong cùng một trận đấu): trừ 3 điểm và phải ra khỏi sân.
  • Cầu thủ bị phạt 1 thẻ đỏ trực tiếp: trừ 4 điểm và ra khỏi sân.
  • Cầu thủ bị phạt 1 thẻ vàng cùng 1 thẻ đỏ trực tiếp trong cùng 1 trận: bị trừ 5 điểm và bị treo giò.

Các trường hợp phạt thẻ đỏ, cầu thủ bị buộc rời sân và bị buộc làm khán giả trong trận đấu tiếp theo.

Cầu thủ bị phạt thẻ khi có hành động gì?

Các cầu thủ sẽ bị phạt thẻ khi có hành động:

  • Thể hiện thái độ phân biệt màu da, chủng tộc, giới tính đối với đối thủ hoặc trọng tài.
  • Không chấp nhận quyết định của trọng tài, có những lời lẽ khiếm nhã, đe dọa hoặc dùng vũ lực đối với trọng tài.
  • Làm nổ ra xích mích giữa 2 đội bóng trên sân, dùng vũ lực với đội bạn.
  • Có các hành vi chơi xấu trên sân cỏ như: huých cùi chỏ, đầu gối, đạp gót, đạp gióng chân, lôi kéo, đẩy cầu thủ đội bạn khiến họ bị ngã.

Ngoài các cầu thủ trên sân, nếu huấn luyện viên có những hành động hoặc lời nói quá khích cũng sẽ bị ăn thẻ. Huấn luyện viên nhận thẻ đỏ sẽ phải vào phòng nghỉ, không được xem tiếp trận đấu và cấm ra sân chỉ đạo trong trận cầu kế tiếp.

Thường sau kết thúc mỗi giải đấu, ban tổ chức sẽ họp và trao giải đội bóng chơi Fair Play nhất giải. Giải thưởng này là niềm vinh dự đối với đội bóng được nhận giải, chứng minh họ đã chơi rất đúng tinh thần thể thao.

Luật này được áp dụng cho toàn bộ các giải đấu trên thế giới, không trừ giải lớn nhỏ nào. Vì vậy, các cầu thủ buộc phải có tinh thần Fair Play ở mọi lúc, mọi nơi.

>> Xem thêm: Những sự thật xoay quanh luật chạm tay trong bóng đá

Tìm hiểu luật Fair Play là gì cùng các quy định liên quan
Tìm hiểu luật Fair Play là gì cùng các quy định liên quan

Fair Play đem lại những giá trị nổi bật gì?

Việc hiểu chơi Fair Play là gì và tuân thủ luật trong các trận thể thao nói chung và đối với bóng đá nói riêng đem lại nhiều giá trị:

Đem lại hình ảnh đẹp cho các cầu thủ bóng đá

Các cầu thủ bóng đá sau khi biết chơi Fair Play là gì và quyết định chơi một trận cầu văn minh sẽ cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm. Có thể họ sẽ không thắng, nhưng hình ảnh đẹp của họ ở trên sân, cái cách họ tôn trọng đối thủ và tất cả mọi người xung quanh sẽ ghi điểm mạnh mẽ trong lòng người hâm mộ.

Những cầu thủ ấy sẽ được đánh giá cao về thái độ, và những người như vậy chắc chắn sẽ được yêu mến và có những bước tiến vượt bậc.

Tạo ra các trận đấu có sự cạnh tranh công bằng, văn minh

Nếu chiếc cup nhận được là nhờ sự chơi xấu, nhờ cách chơi ác ý mà có được thì đó không phải là chiến thắng vẻ vang. Chiến thắng chỉ thực sự ý nghĩa khi tất cả mọi người thi đấu một cách trung thực, công bằng và văn minh.

Một trận đấu, một giải đấu thể thao sẽ được gọi là thành công khi các đội chơi đều có tinh thần bóng đá, đều chơi Fair Play.

Thể hiện thái độ tôn trọng người xem trong các trận bóng

Người hâm mộ muốn xem một trận bóng đá thực thụ chứ không phải màn “tỉ thí võ thuật”, một trận boxing “trá hình”. Họ đặt niềm tin ở các cầu thủ, tin rằng họ là những người có nhân cách tốt, hâm mộ vì cầu thủ có lối chơi văn minh chứ không phải người vì chiến thắng bất chấp tất cả.

Chính vì vậy, việc các cầu thủ chơi Fair Play chính là sự tôn trọng dành cho người hâm mộ, tôn trọng ở đây là tôn trọng sự yêu mến của họ, tôn trọng mong muốn xem một trận cầu đẹp mắt của người hâm mộ,…

Đồng thời, chơi bóng văn minh còn là sự tôn trọng các đối thủ, đồng đội, trọng tài – những người cùng đúng trên sân cỏ. Họ không xứng đáng phải nhận thái độ xấu của bất kỳ ai. Thế mới nói, việc chơi Fair Play có vai trò rất quan trọng trong mỗi trận đấu bóng đá.

Thể hiện sự chính trực, không gian lận trong thể thao

Việc chơi Fair Play sẽ thể hiện con người của cầu thủ. Cầu thủ có xuất sắc tới đâu nhưng không rèn luyện được sự chính trực, hay gian lận trong thi cử thì dù chiến thắng cũng sẽ không nhận được sự công nhận và khó có được thành công thật sự.

Là sự công nhận khả năng của chính mình

Chơi thể thao, khi bạn đã quyết định chơi xấu, gian lận, không Fair Play tức là bạn đã không tin vào chính mình, không tin rằng mình sẽ giành được chiến thắng nên tìm mọi cách để giành giật chiến thắng. 

Vì vậy, hãy tự công nhận khả năng của mình, rằng mình chắc chắn sẽ làm được mà không cần “mưu hèn kế bẩn” bằng cách chơi văn minh, lịch sự, không làm trái luật. Thậm chí, việc chơi xấu có thể khiến bạn bị thui chột khả năng, cảm thấy việc chơi xấu đem lại hiệu quả cao hơn là sự cố gắng phấn đấu.

Hơn nữa, việc bạn thất bại ngày hôm nay cũng có thể là động lực cố gắng để những trận sau cố gắng giành chiến thắng, hãy tin tưởng như vậy nhé.

Đạt được cảm giác sung sướng, mãn nguyện khi giành chiến thắng

Khi bạn chơi đẹp, văn minh và giành được chiến thắng, bạn sẽ thấy vô cùng sung sướng, xứng đáng, cảm thấy mọi vất vả của mình đều xứng đáng. Còn nếu gian lận, chơi xấu đối thủ, bạn sẽ thấy hổ thẹn, không có quá nhiều niềm vui khi giành chiến thắng.

Với những giá trị khi chơi Fair Play mang lại, quả là đúng đắn khi FIFA đã đưa ra thêm luật Fair Play vào trong các cuộc thi đấu.

>> Xem thêm: 9 kỹ thuật lừa bóng qua người hàng đầu | Hướng dẫn chi tiết

Giá trị mà Fair Play mang lại cho nền bóng đá
Giá trị mà Fair Play mang lại cho nền bóng đá

Điểm mặt một số trận đấu Fair Play trong lịch sử bóng đá

Mặc dù FIFA đã đưa ra luật chơi Fair Play đối với mọi giải đấu bóng đá từ lớn đến nhỏ, song không phải trận cầu nào cũng được khán giả ưng ý với lối chơi của các cầu thủ. Dưới đây là một số trận đấu nổi tiếng có tinh thần Fair Play trong lịch sử bóng đá, giúp khán giả hiểu hơn về vấn đề chơi Fair Play là gì.

Trận đấu giữa Japan và Namibia năm 2017 tại World Cup U17

Trong trận đấu, khi một cầu thủ của Namibia gặp chấn thương, đội trưởng của phía Japan đã ra hiệu cho thủ môn đội mình tiến lên sút bóng ra ngoài để kết thúc đường chuyền, chấm dứt tình huống để cầu thủ đội bạn được cấp cứu kịp thời. 

Thông thường đó là thời điểm hành phòng thủ đang yếu nhất, các cầu thủ bên Japan có thể nhân cơ hội sút bóng vào và tạo bàn thắng. Song, họ đã không làm vậy mà chơi rất Fair Play, đó là điều đáng nể.

Trận đấu lịch sử giữa Bremen và Arminia vào năm 2005

Khi cầu thủ Miroslav Klose bị ngã trong vòng cấm, trọng tài chính đã quyết định cho đội Bremen hưởng sút phạt trên chấm phạt đền. Tuy nhiên cầu thủ này lại khăng khăng cho rằng mình mới là người phạm lỗi và giải thích với trọng tài. 

Nhờ lời minh oan của Miroslav Klose cho Matthias Hain – cầu thủ đội bạn bị trọng tài nghĩ rằng đã xô ngã Miroslav Klose, cú phạt đền ấy đã bị hủy bỏ. Đó là điển hình của một tinh thần Fair Play, dám nhận sai về mình.

Nếu nhận quả phạt đền trên chấm 11m ấy, cả cầu thủ và đội bóng sẽ có cơ hội ghi bàn thắng để đời. Tuy nhiên  Miroslav Klose lại không lựa chọn làm điều đó. Tinh thần bóng đá ấy mới đáng ngưỡng mộ. Kết quả chiến thắng hôm ấy vô cùng xứng đáng đối với họ.

Các cầu thủ hiểu được luật Fair Play là gì và nghiêm túc thực hiện nó đều được người hâm mộ nhớ đến và vô cùng yêu mến. Những trận cầu văn minh vẫn được mọi người nhắc đến dù đã qua cả một thập kỷ.

Các trận cầu kinh điển giúp bạn hiểu rõ hơn Fair Play là gì
Các trận cầu kinh điển giúp bạn hiểu rõ hơn Fair Play là gì

Lời kết

Trên đây là câu trả lời của chúng tôi liên quan tới câu hỏi Fair Play là gì cũng như đưa ra một số thông tin khác. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp cho các fan bóng đá hiểu hơn về luật chơi đầy tính văn minh này.

Open this in UX Builder to add and edit content

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Left Banner
Right Banner